Xem nhanh
Ở Việt Nam thì việc thờ cúng từ lâu đã trở thành phong tục truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, nó có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh. Ở Việt Nam phần lớn người dân Việt Nam theo phật giáo nên việc thờ tình ngưỡng luôn là vấn đề được quan tâm. Việc thờ tín ngưỡng không phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội mỗi gia đình đều có cho riêng mình một bàn thờ đặt ở nơi trang nghiêm nhất trong nhà.
Ý nghĩa
Thờ cúng tổ tiên là thờ người đã mất trong dòng họ nhà mình, thể hiện lòng biết ơn đối với người sinh ra mình, là triết lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Thờ cúng tổ tiên một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Chính vì thế việc bốc bát hương về nhà mới cho mỗi gia đình là việc hết sức quan trọng và được lưu tâm bởi những người lớn tuổi trong nhà. Khi thờ bố mẹ ông bà nhà vợ (bên ngoại tuyệt tự, không có con trai) thì phải lập một ban thờ riêng, không nên thờ chung lẫn lộn.
Cách bốc bát hương thổ công về nhà mới mà bạn nên biết
Bước 1: Bắt đầu bốc bát hương nhập trạch
Bạn bốc tro cho đến khi đầy bát hương, lưu ý là nhớ đếm số lần bốc tro lên bát hương nhé.
Thêm vào đó, là khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc san sang hai bên cho đều tạo độ xốp dễ sử dụng hương sau này. Gia chủ tuyệt đối nên tránh ấn hay nén mạnh tro vào bát hương nhé.
Gia chủ cũng đừng quên, trước khi bốc bát hương quý khách nên thỉnh trên trước. Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang cho đúng phong thủy bạn nhé.
Một số lưu ý trong lúc an vị: Lúc an vị thì gia chủ cần đặt bát hương ngay ngắn, không xiên vẹo, miễn sao cho mặt nguyệt nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và bát nhang chính ở vị trí giữa là đúng phong thủy.
Bước 2: Sử dụng bát hương đúng cách
Gia chủ tiến hành dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ trước khi đặt bát hương lên bàn thờ để tránh uế tạp khi bốc bát hương xong nhé.
Gia chủ cũng lưu ý, mỗi khi sắp xếp lại bàn thờ thì miệng phải khấn vái, xin phép ra tiếng, và gia chủ cũng chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn ở trên bàn thờ đi thôi. Còn những thứ còn lại như bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch bất cứ nơi đâu.
Còn trường hợp bạn muốn vệ sinh bát nhang thì bài vị phải lấy tay giữ thật chặt, không cho xoay vòng linh tinh, rồi bạn lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch cho đúng quy trình nhé. Thêm một lưu ý nữa đó là khi chân nhang quá nhiều thì gia chủ cần rút bớt, chỉ cần để lại 3-5 chân là đủ. Bạn cũng nên đem những chân nhang đi đốt và thả tro xuống sông suối là được nhé.
Bước 3: Đặt bát hương lên bàn thờ
Bát hương bốc xong đặt lên bàn thờ thì gia chủ thắp hương ngay thời điểm đó.
Các gia đình nên thắp hương khoảng 1 tuần đầu sau khi về nhà mới. Gợi ý bạn cứ sáng dậy thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ và rót một chén nước sạch rồi cầu tổ tiên được thờ về phù hộ cho các thành viên trong gia đình nhé.
Sau đó mỗi buổi tối thì gia chủ cũng lại thắp hương trước khi đi ngủ là được. Về vấn đề đồ lễ thì việc gia đình có hay không, nhiều hay ít không quan trọng, chỉ cần thành tâm cầu xin là được.
Một số lưu ý gia chủ nên biết khi thực hiện bốc bát hương về nhà mới
Với câu hỏi là phân công ai bốc bát hương khi về nhà mới thì Gốm Sứ Bát Tràng xin giải đáp cho bạn như sau: Người thực hiện bốc bát hương nên là gia chủ trong gia đình và đa phần là nam giới. Còn nếu không có người trụ cột là nam giới thì sao?
Thì khi đó người phụ nữ khi thực hiện nghi lễ này cần phải sạch sẽ. Gia đình cũng có thể nhờ người lớn đứng ra thay thế, đặc biệt là nên nhờ thầy, sư thầy để bát hương mang lại may mắn cho gia đình bạn nhé.
Chúng ta không thể xê dịch khi đặt bát hương xuống, chính vì thế khi đặt bát hương thì gia chủ cần phải chú ý các vị trí đặt ngay từ đầu.
Trên đây là hướng dẫn cách bốc bát hương về nhà mới chuẩn nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này của chúng tôi sẽ giúp các gia chủ bốc bát hương về nhà mới một cách suôn sẻ nhất, để từ đó trong gia đình sẽ có được bình yên, thuận buồm xuôi gió hay không cũng bị ảnh hưởng từ bát hương này.