Xem nhanh
Theo phong tục truyền thống của người dân Việt Nam ta, tục thắp nhang hay còn gọi là dâng hương, thắp hương – đã có từ lâu đời trong văn hóa lịch sự Việt Nam. Hình thức thắp nhang là thể hiện hái độ biết ơn, lòng kính trọng cùng với những nỗi niềm… của người thắp, là môt nét đẹp gần gũi thiêng liêng, còn lưu giữ truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Vậy thắp hương ngày rằm có ý nghĩa gì? Cùng nhau tìm hiểu nhé!
Thắp hương ở thời điểm nào?
Vào bất kỳ ngày nào cho dù là ngày lễ tết, rằm, mùng 1 hay ngày bình thường thì thời điểm nào là nên thắp hương? Và đây chính là cây hỏi được nhiều gia chủ quan tâm. Trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt hàng ngàn năm nay việc thắp hương vốn là một tập tục khá lâu đời, đã xuất hiện và tồn tại trong đời sống văn hóa của người Việt ta. Cho nên, mỗi khi nén hương được thắp lên cũng là lúc sợi dây tâm linh liên hệ giữa hai thế giới âm – dương được kết nối một cách sâu sắc, chân thành.
Cho nên, nếu bạn có thời gian bạn nên thắp nhang hằng ngày thì nên thắp vào buổi sáng sớm và buổi chiều tối. Trong trường hợp, nếu không có thời gian, bạn có thể thắp vào các ngày lễ, Tết, ngày rằm, mùng 1 với một bình hòa và mâm trái cây để tỏ lòng thành kính và lòng biết ơn của mình.
Thắp hương sao cho chuẩn nhất
Khi thắp hương, đặc biệt là thắp hương ngày rằm trong quá trình thực hiện cần phải mở hết các cửa , bật đèn sáng nếu trời tối để tạo không gian thoáng khí, thoải mái. Bên cạnh đó là quan niệm mở cửa để chào đón ông bà, đón nhận nhưng luồng khí tài lộc tràng vào ngôi nhà.
Thắp bao nhiêu cây là đủ?
Thông thường, bạn nên thắp hương nên thắp theo số lẻ 1,3,5,7,9…vì số lẻ đem lại may mắn đại diện cho số dương sẽ mang dương khí. Còn với những số lẻ 2,4,6,8,… nằm ở số âm sẽ không tốt cho gia chủ.
– Thắp 1 nén nhang
Thông thường 1 nén hương dùng để thắp hằng ngày. Với 1 nén nhang thể hiện người sống thành tâm mong cầu thần linh, mong muốn tổ tiên phù hộ cho mình bình an, hạnh phúc, tràn đầy may mắn, sức khỏe, mua may bán đắt,… Thắp một nén hương để thờ cúng thần linh trong nhà được gọi là bình an hương.
– Thắp 3 nén nhang
Hầu hết thường được sử dụng vào việc thắp hương ngày rằm ngày lễ, Tết, mùng 1
Trên thực tế với 3 nén hương có những ý nghĩa khác nhau
- Tam Thời chỉ thời gian (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai).
- Tam Giới, Tam Hữu (Dục giới – Sắc giới – Vô sắc giới).
- Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng) .
- Tam vô lợi học (Gới – Tuệ – Định).
Số 3 trong phong thủy tượng trưng cho tam giới : chỉ về bầu trời, mặt đất và con người chính là Thiên – Địa – Nhân. Thắp 3 nén nhang theo đạo Phật được gọi là tam bảo hương. Tam bảo đó chính là Phật, Pháp chính là kinh Phật, Tăng chính là người tu hành xuất gia, hay còn gọi là Phật, Pháp và Tăng,
Thắp ba nén nhang có ý nghĩa là trong tâm nhang: tuyệt đối không thay đổi lòng dạ. – chỉ về lòng thành kính của người thắp, giới nhang – luôn hướng theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường và định nhang.
– Thắp 5 nhang
Theo phong thủy, 5 nén hương thể hiện năm phương trời đất , thiên địa ngũ hành năm hướng thần linh.
Trong phong thủy thì ngũ hành là năm nguyên tố Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ.
Hầu hết thì trong một quốc gia, dòng họ, dòng tộc hay tập thể có việc gì đó đại sự thì mới thắp năm nén hương vì điều này thể hiện cho cầu Ngũ phương, Ngũ hành, ngủ thổ có nghĩa là khắp trời đất chứng giám lòng thành của người đại diện cho một đất nước, dòng tộc, địa phương, cầu mong cho “Quốc thái dân an”, cầu mong những điều tốt đẹp, bình an.
– Thắp 7 nhang
Theo phong thủy thắp bảy nén hương (nhang) được gọi là Bắc đẩu Thất : Thiên Cơ, Thiên Quyền, Khai Dương Thiên Xu, Thiên Toàn, Ngọc Hoành và Giao Quang là những vị thần linh cai quản hoạt động của tam giới (Thiên – Địa – Nhân).
Theo nghiên cứu của các chuyên gia phong thủy thì thắp 7 nén hương (nhang) cùng lúc là để mời gọi Thần linh, Thiên tướng hỗ trợ giúp trừ trà, trừ yêu, giải vây thế khó. Trong trường hợp không quá cần thiết thì cũng không cần thiết thắp tới bảy nén nhang làm gì.
– Thắp 9 nén nhang
Theo dân gian, 9 nén được gọi là Cửu liên hoàn hương. Một điều lưu ý, phải cắm theo thứ tự ba hàng ba cột, trên cùng là để mời Ngọc Hoàng, cuối cùng 2 hàng kế tiếp là mời các chư vị Thập Điện Diêm Vương.
Việc thắp 9 nén nhang thể hiện những tình thế khó mà ko thể nào nhờ vả ai hay thay đổi đươc, với mong muốn được cầu cứu khi rơi vào những hiểm nguy.
Điểm qua thứ tự thắp hương trong nhà
Trong một gia đình có khá là nhiều vị trí thờ phụng khác nhau theo tập tuc dân gian của người dân Việt Nam:
Điểm qua các loại bàn thờ như : Bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật, bàn thờ ông táo, thờ ông địa, thần tài,….là những loại phổ biến hiện nay.
Thư tự thắp hương cũng là vấn đề cần được quan tâm và chú ý với nhiều loại bàn thờ.
Dưới đây là chi tiết thứ tự ưu tiên thắp hương ngày rằm, lễ tết, hằng ngày, cúng ông táo… xuất hiện trong một vị trí khu vực.
- Bàn thờ mẹ Quan Âm hay thờ phật.
- Bàn thờ gia tiên.
- Bàn thờ thổ địa, thần tài
- Bàn thờ ông Táo
- Bàn thờ cho người mới mất.
- Bàn thờ cúng cô hồn.
Một vài điểm lưu ý khi thắp hương
- Lựa chọn những cây nhang thẳng, khi cắm nhang phải thẳng, không được để nghiên, không được cắm đại cho lấy lệ.
- Nên sử dụng các loại nhang làm từ các hương liệu thảo mộc thiên nhiên như nhang trầm hương, nhang quế, nhang tràm…hiện nay khá phổ biến.
- Khói nhang tỏa ra rất là độc hại, cho dù bạn có dùng nhang tự nhiên không hóa chất nhưng lượng CO2 sinh ra khi cháy tạo khói sẽ chiếm hết không gian làm ngộp thở vì vậy nên đốt nhang với lượng ít nếu ở phòng kín và nên mở các cửa để thông thoáng.
- Nên tránh gió mạnh khi đốt nhang vì dễ làm nhang tắt, hương thơm của nhang bị cuốn đi nhang.
- Nếu nhang bị tắt giữa chừng thì không nên rút nhang ra đốt lại mà để nguyên đó và dùng bật lửa mồi cho cháy lại.
- Khi đốt nhang cần tịnh tâm và thành tâm khấn vái, nên cầu mong những điều tốt đẹp cho mình và cả người khác.
- Nên để lưu ý đến khu vực bát nhang mỗi khi đốt vì có thể cuốn lửa gây cháy.
- Hạn chế, tốt nhất là bỏ luôn việc xử dụng nhang uống tàn, cong tàn vì để được cây nhang như vậy thì 99% nhang phải nhúng qua một loại dung dịch axit nào đó, khi chác axit đó thải ra rất nhiều chất độc hại.
Những điểm kiêng kỵ khi thắp hương
- Không đốt hương với số lượng cây là số chẳn.
- không được xử dụng các loại hoa quả có gai để dâng hương.
- Không xử dụng hoa quả nhựa để thắp hương.
- Không ăn mặt hở hang khi thắp hương.
- Không xử dụng nhang hóa chất để làm cầu nối tâm linh.
Đây là một nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn và phát huy, phải giúp con cháu chúng ta hiểu được những giá trị đó và giữ gìn và phát huy. Dâng hương là một hình thức giao tiếp tâm linh, là cầu nối vô hình giúp cho con người cảm thấy an tâm hơn, bình yên, hạnh phúc hơn.
Hy vọng với bài viết ngày hôm nay, đã cung cấp cho bạn ý nghĩa và cách thắp hương ngày rằm, tết, ngày lễ,… đúng cách. Chúc các bạn có ngày mới vui vẻ.
Xem thêm: Tất tần tật lưu ý khi chuyển bàn thờ thần tài sang nhà mới